Xem chi tiết bài viết - Xã Vĩnh Lâm - Vĩnh Linh

Tin hoạt động

“GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC - QUỐC GIA THỊNH VƯỢNG”


Ngày cập nhật: Ngày cập nhật:  17:16, Thứ Hai, 10-6-2024

 

Trong cuộc sống nhân loại, con người từ khi sinh ra và lớn lên, ai ai cũng đều mong muốn cho mình luôn hạnh phúc. Dù ở giai đoạn lịch sử nào, con người luôn trên hành trình đi tìm hạnh phúc. Và hạnh phúc là đích đến trong cuộc đời của mỗi người. Gia đình chính là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Gia đình còn là nơi bảo tồn, lưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Vì vậy, từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn giá trị gia đình đồng thời tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc. Đánh dấu sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về tầm quan trọng của gia đình, ngày 04 tháng 5 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ/2001/QĐ - TTg chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, và ban hành Quyết định số 2589/QĐ - TTg phê duyệt Đề án "Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hàng năm”. Từ đó, ngày 28/6 đã trở thành ngày tôn vinh truyền thống gia đình - ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau - ngày xã hội cùng hướng về gia đình. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên; nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Không những vậy, ngày Gia đình Việt Nam còn là ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn, hành động thiết thực hơn; hướng tới sự phát triển bền vững hơn của Gia đình và Tổ quốc. Đặc biệt đây cũng là ngày để các cặp vợ chồng thật sự thấu hiểu giá trị mái ấm gia đình; cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.

            

 

Ngày nay, gia đình Việt Nam đang được xây dựng với những giá trị nhân văn tiến bộ theo tiêu chí no ấm, tiến bộ, hạnh phúc trên cơ sở thực hiện quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm giữa nam và nữ trong công việc chăm lo đời sống gia đình được chia sẻ và tôn trọng. Tỷ lệ phụ nữ tham gia quyết định các công việc quan trọng của gia đình, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội, gia đình thực hiện và phát huy.

Tuy nhiên, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gia đình còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình, nhiều giá trị đạo đức của gia đình dần bị mai một và có biểu hiện xuống cấp; tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào gia đình; tình trạng bạo lực gia đình ngày càng gia tăng; khoảng cách giữa cha mẹ và con cái đang ngày càng rộng ra, sâu hơn; mối liên kết giữa các mối quan hệ trong gia đình ngày càng lỏng lẻo; không khí đầm ấm trong gia đình vì thế mà dần dần bị ảnh hưởng. Mặc dù trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình như: Hiến pháp năm 1992, luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bao hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng con người xảy ra hàng ngày chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em... Đó là những thực trạng đáng buồn! Đáng suy ngẫm! Nhân dịp Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024, mỗi chúng ta một lần nữa hãy cùng nhau nói không với bạo lực gia đình. Mỗi người hãy có trách nhiệm với chính hạnh phúc gia đình mình. Bởi gia đình chính là món quà tuyệt vời nhất, là điểm tựa vững chắc nhất và là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Sẽ thật tuyệt vời nếu mỗi chúng ta đều có một mái ấm gia đình không bạo lực mà luôn ngập tràn tình yêu thương.

Năm 2024, Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề “Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng thông qua các thông điệp truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng trong gia đình như: Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạnyêu thương và chia sẻ để xây dựng hạnh phúc gia đình, hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực, bạo lực gia đình làm suy giảm khả năng học tập và phát triển toàn diện của trẻ em, bạo lực gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn hiện nay, bạo lực gia đình làm gia tăng các vụ án hình sự, ngăn ngừa các hành vi bạo lực gia đình để xây dựng xã hội hạnh phúc, bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình, roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng, bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật, mọi hành vi bạo lực gia đình cần được tố giác và xử lý nghiêm minh theo pháp luật, phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội, bạo lực gia đình vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người; thông điệp truyền thông về văn hóa gia đình, giá trị gia đình và giáo dục gia đình.

Gia đình là trường học đầu tiên để hình thành nhân cách của mỗi người, phát huy vai trò của ông bà, cha mẹ trong giáo dục giá trị gia đình cho con cháu, văn hóa là động lực của phát triển, văn hóa gia đình là cội nguồn của văn hóa dân tộc, gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con, cháu thảo hiền, gia đình là tế bào của xã hội, thành trì của Tổ quốc, gia đình là pháo đài, thành viên gia đình là chiến sỹ trong phòng, chống dịch bệnh, bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương, giá trị gia đình là cốt lõi góp phần hình thành giá trị văn hóa dân tộc, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc cần chú trọng giáo dục giá trị gia đình; thông điệp truyền thông về công tác gia đình: Đầu tư công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững, hãy xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, xây dựng gia đình là lá chắn tin cậy cho các thành viên gia đình, công tác gia đình là cầu nối đưa chính sách vào cuộc sống, nâng cao trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ của công tác gia đình, xây dựng quốc gia hạnh phúc cần bắt đầu từ xây dựng gia đình hạnh phúc, quan tâm đến công tác gia đình cần cụ thể hóa bằng hành động nhằm nhắc nhở tất cả mọi người hãy quan tâm xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; xây dựng mối quan hệ gia đình, bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam. Đây chính là cách để giữ gìn mái ấm hạnh phúc; giữ gìn nề nếp, gia phong của mỗi gia đình; thể hiện sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.

Vậy, để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc; là nơi duy trì bản sắc văn hoá truyền thống của mỗi gia đình, xã hội; tiếp thu cái hay, cái mới đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải thật sự tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của truyền thống gia đình Việt Nam; phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; tạo ra môi trường lành mạnh nhằm ngăn chặn các tệ nạn xã hội nhất là bạo lực gia đình. Vì một gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, chúng ta hãy tích cực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày gia đình Việt Nam 28/6. Hãy cùng chung tay giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình. Mỗi người chúng ta đừng chần chừ tổ chức các buổi sum họp gia đình, hãy cùng nhau tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên để cùng ôn lại những kỉ niệm, những truyền thống nề nếp gia phong... Đây chính là điều hết sức cần thiết và ý nghĩa để kết chặt tình cảm các thành viên trong gia đình, để từng bước đưa “ Ngày Quốc tế Hạnh phúc, Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn được lưu truyền của người Việt Nam.

Hưởng ứng tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 với chủ đềGia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng” khuyến khích tất cả gia đình cán bộ tại các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể cùng toàn thể nhân dân chung tay giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình, nêu cao vai trò, trách nhiệm của gia đình trong gìn giữ di sản văn hoá dân tộc, kế thừa, phát triển văn hoá dân gian, xây dựng môi trường văn hoá, xây dựng phong trào văn hoá cơ sở, phong trào thể dục thể thao…; thiết thực hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam năm 2024 nhằm xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; thực hiện bình đẳng giới ngăn ngừa bạo lực gia đình, đảm bảo giữ vững các giá trị văn hoá truyền thống của gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

CÁC TIN KHÁC
Thông báo giờ chạy tàu thống nhất Bắc - Nam qua địa phận Quảng Trị (20/05/2024)
Danh mục sách giáo khoa môn Tin học lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (20/05/2024)
BÀI TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH NHẬT BÁC (19/5/1890 - 19/5/2024) (14/05/2024)
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (10/04/2024)
Hội nghị quán triệt, học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2024 (04/04/2024)
Luật phòng, chống bạo lực gia đình (28/03/2024)
Vĩnh Lâm tổ chức Lễ phát động ngày chạy Olympic vì sức khoẻ toàn dân năm 2024 (25/03/2024)
Luật khám chữa bệnh (21/03/2024)
Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 (18/03/2024)
UBND xã Vĩnh Lâm tổ chức Hội nghị CB, CC và người lao động năm 2024 (22/02/2024)
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 70 NĂM TRUYỀN THỐNG VĨNH LINH (25/8/1954 - 25/8/2024) - 70 NĂM THÀNH LẬP ĐẶC KHU VĨNH LINH (16/6/1955 - 16/6/2025)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH