Chỉ số Cải cách hành chính, Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là các chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hoạt quản lý, điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước trong phục vụ Nhân dân. PAR INDEX là sự đánh giá hàng năm của chính các cơ quan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) và đánh giá của người dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công, đó là sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ hành chính (SIPAS); PAPI là chỉ số dựa trên trải nghiệm và đánh giá của người dân khi tương tác với các cấp chính quyền địa phương về năng lực điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công.
1. Chỉ số PAR INDEX
Tên gọi: Chỉ số cải cách hành chính.
PAR INDEX là chỉ số cải cách hành chính, là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) của các bộ, cơ quan ngang bộ và các tỉnh, thành phố.
2. Chỉ số PAPI
Tên gọi: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh.
Chỉ số PAPI là công cụ theo dõi, giám sát năng lực điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền địa phương, giúp các cấp chính quyền địa phương có những căn cứ điều chỉnh và cải thiện hiệu quả công tác, phục vụ người dân tốt hơn.
3. Chỉ số SIPAS
Tên gọi: Chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
Chỉ số SIPAS là thước đo mang tính khách quan, phản ánh trung thực kết quả đánh giá của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công cụ thể.
Trên cơ sở hiểu biết về các chỉ số nói trên, mỗi một cán bộ, công chức từ xã đến thôn đẩy mạnh tuyên truyền mục đích và ý nghĩa của các chỉ số để người dân được biết, góp phần nâng cao kết quả thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính.